Labels

Trang Blog này được lập bởi Trần Minh Trí, email: tmtri@hcmuaf.edu.vn. Được tạo bởi Blogger.

Kinh tế Vi Mô - Chương 2 - Bài tập số 2: Xác định hệ số co giãn của cầu theo giá - Trần Minh Trí

Có hàm số cầu một hàng hóa A như sau:  Q=-0,1*P+50  (có thế viết thành P=-10Q+500)
 Yêu cầu:
1. Hãy xác định  hệ số co giãn của cầu tại hai mức giá: P= 220 và P=320, và cho biết xu hướng thay đổi của mức độ co giãn khi giá càng cao?
2. Giả sử giá thị trường bằng 280, tại mức giá này, muốn tăng doanh thu, DN (độc quyền) nên tăng hay giảm giá?

Lời giải


Câu 1:
Tại mức giá P=220, ta xác định được mức sản lượng Q=28 (thế vào phương trình đường cầu)
Hệ số co giãn E­D=a*P/Q = -0,1*220/28 = -11/14 = -0,79
Tại mức giá P=320, ta xác định được mức sản lượng Q=18 (thế vào phương trình đường cầu)
Hệ số co giãn E­D=a*P/Q = -0,1*320/18 = -16/9 = -1,78
Vậy khi mức giá càng cao thì mức độ co giãn càng lớn

Câu 2:
Tại mức giá P=280, ta xác định được mức sản lượng Q=22 (thế vào phương trình đường cầu)
Hệ số co giãn E­D=a*P/Q = -0,1*28/22 = -14/11 = -1,27
Vì │ED│>1 nên cầu co giãn nhiều. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần giảm giá để tăng doanh thu (theo lý thuyết).
Kiểm chứng:
Khi P=280, Q=22 => TR = 6160
Nếu giảm giá P từ 280 xuống còn 260, khi đó
Khi P=260, Q=24 => TR = 6240
(Doanh thu tăng khi giảm giá)